Kế hoạch văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Thứ năm - 24/10/2024 15:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
BCH Đoàn trường ban hành kế hoạch số 05-KH/ĐTN ngày 22/10/2024, v/v tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm học 2024-2025
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hay ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam là một trong những ngày lễ đặc biệt nhằm tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục, là dịp để các thế hệ học sinh Việt Nam thể hiện lòng biết ơn, lòng tri ân sâu sắc của mình đến những người thầy, cô giáo kính yêu.
* Nguồn gốc của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế của các nhà giáo tiến bộ đã được thành lập ở Paris, thủ đô nước Pháp với tên gọi FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants - tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại hội nghị ở thủ đô Warszawa (Ba Lan), FISE đã trình bày bản "Hiến chương các nhà giáo" bao gồm 15 chương, với nội dung đề cập tới vấn đề đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, mà trong đó cấp thiết phải bảo vệ quyền lợi của nghề giáo và đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy.
Đến năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng đã chính thức gia nhập FISE và trở thành một trong những thành viên của tổ chức này vào năm 1951. Tại Warszawa từ ngày 26 - 30/8/1957, với sự tham dự 57 nước trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hội nghị FISE đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày "Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo".
Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam vào năm 1958. Và trong những năm sau đó, các lễ kỷ niệm ngày 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam nước ta.
Đến ngày 28/9/1982, theo đề nghị của ngành giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT, trong đó có việc lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Vì vậy, ngày 20/11/1982 cũng là ngày lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tổ chức long trọng trên cả nước. Từ đó đến nay, 20/11 đã trở thành ngày lễ truyền thống của ngành giáo dục nước ta, là một trong những dịp đặc biệt để tôn vinh những người làm công tác "trồng người".
* Ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Như vậy, ngày 20/11 đã trở thành một trong những dịp quan trọng nhất trong năm để các thế hệ học sinh có thể bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo kính yêu và tận tâm với nghề của mình. Đây cũng là một trong những biểu hiện về truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xa xưa.
Hàng năm các học sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú THCS THPT tỉnh Lâm Đồng biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc gửi đến các thầy cô thể hiện lòng tri ân sâu sắc, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo.
Dưới đây là kế hoạch Hội diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm học 2024-2025
* Nguồn gốc của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế của các nhà giáo tiến bộ đã được thành lập ở Paris, thủ đô nước Pháp với tên gọi FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants - tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại hội nghị ở thủ đô Warszawa (Ba Lan), FISE đã trình bày bản "Hiến chương các nhà giáo" bao gồm 15 chương, với nội dung đề cập tới vấn đề đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, mà trong đó cấp thiết phải bảo vệ quyền lợi của nghề giáo và đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy.
Đến năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng đã chính thức gia nhập FISE và trở thành một trong những thành viên của tổ chức này vào năm 1951. Tại Warszawa từ ngày 26 - 30/8/1957, với sự tham dự 57 nước trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hội nghị FISE đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày "Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo".
Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam vào năm 1958. Và trong những năm sau đó, các lễ kỷ niệm ngày 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam nước ta.
Đến ngày 28/9/1982, theo đề nghị của ngành giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT, trong đó có việc lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Vì vậy, ngày 20/11/1982 cũng là ngày lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tổ chức long trọng trên cả nước. Từ đó đến nay, 20/11 đã trở thành ngày lễ truyền thống của ngành giáo dục nước ta, là một trong những dịp đặc biệt để tôn vinh những người làm công tác "trồng người".
* Ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Như vậy, ngày 20/11 đã trở thành một trong những dịp quan trọng nhất trong năm để các thế hệ học sinh có thể bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo kính yêu và tận tâm với nghề của mình. Đây cũng là một trong những biểu hiện về truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xa xưa.
Hàng năm các học sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú THCS THPT tỉnh Lâm Đồng biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc gửi đến các thầy cô thể hiện lòng tri ân sâu sắc, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo.
Dưới đây là kế hoạch Hội diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm học 2024-2025
Ngọc Điệp